Phương pháp chung Gây_mê

Nhiệm vụ chung

  1. Phải kiểm tra trước khi BN được đưa vào phòng mổ, cần đánh giá ước lượng các nguy cơ liên quan vô cảm-phẫu thuật & chọn lựa thuốc dùng tiền mê-mê & hồi sức, cũng như kỹ thuật vô cảm.
  2. Phải kiểm tra so sánh chính xác lại bằng cách hỏi chính BN là họ yêu cầu mổ gì & nêu tên, tuổi của họ khi nhận hồ sơ & đưa BN vào PM.
  3. Phải tập hợp, lắp ráp hoàn chỉnh mọi dụng cụ cần thiết & & bắt đầu tiến hành vô cảm trước khi mổ ít nhất là 15 phút.
  4. Phải theo dõi liên tục BN từ lúc nhận vào phòng mổ cho tới khi đưa về giường bệnh.
  5. Người gây mê phải ghi nhận đầy đủ, chính xác, hoàn chỉnh phiếu vô cảm trong suốt quá trình tiến hành & lưu ý tất cả vấn đề xảy ra (để tham khảo trong trường hợp về sau có tai biến, để phân tích nguyên nhân, để giúp việc dự báo trước trong khi phẫu thuật, để thống kê, do yêu cầu pháp luật).

Tổng quan

Có 5 bước tiến hành trong phương pháp gây mê chung:

  1. Khám xét đánh giá trước mê-mổ. (Nêu tỉ mỉ trong phần khám đánh giá trước mê mổ)
  2. Nhận và đặt bệnh nhân lên bàn mổ; sắp xếp chuẩn bị & thiết lập các phương tiện theo dõi kiểm soát, cho thuốc tiền mê.
  3. Khởi mê hoặc tiến hành gây tê. Đây là giai đoạn bắt đầu từ lúc cho các thuốc mê hoặc tiến hành các kỹ thuật để tiêm thuốc tê - đến lúc đạt độ mê (giai đoạn III) hoặc tê đạt hiệu quả (không đau tới mốc yêu cầu) để có thể phẫu thuật được.Tuỳ từng kỹ thuật & thuốc sử dụng mà có cách tiến hành riêng biệt
  4. Duy trì mê hoặc phối hợp trong khi tê. Đây là giai đoạn phẫu thuật, yêu cầu cơ bản trong giai đoạn này là đảm bảo độ mê hoặc tê phù hợp tối ưu để thực hiện các động tác phẫu thuật & bảo vệ BN trước mọi kích thích do phẫu thuật gây ra. Tuỳ từng kỹ thuật & thuốc sử dụng mà có cách tiến hành riêng biệt
  5. Kết thúc mê, tê - săn sóc bệnh nhân trong và sau vô cảm. Đây là giai đoạn từ khi kết thúc các thì mổ cơ bản đến khi đưa bệnh nhân ra khỏi phòng mổ về PACU & từ đó chuyển về các nơi; đây là giai đoạn hạ dần độ mê, giảm- giải dãn cơ, phục hồi các phản xạ-tự thở-huyết động (với mê hạ HA)-nhiệt độ (với tuần hoàn NCT, mê hạ nhiệt)... Tuỳ từng kỹ thuật & thuốc sử dụng & quy định, qui chế của từng nơi mà có cách tiến hành riêng biệt.

Kỹ thuật thực hành

Thủ tục nhận bệnh

Kiểm tra đúng tên - loại mổ - yêu cầu đặc biệt của loại mổ - những xét nghiệm chính về tim, phổi & tiết niệu - Giấc ngủ & đau đêm trước - thụt tháo - ngưng ăn & uống.

Sắp xếp chuẩn bị & thiết lập các phương tiện

Kiểm tra máy & phương tiện giúp thở, phương tiện khai thông đường thở luôn sẵn sàng hoạt động được ngay có hiệu quả & phù hợp BN; Máy hút ở tư thế sẵn sàng; Kiểm tra tháo bỏ răng giả, mắt giả. Lắp đặt các phương tiện theo dõi (mạch, huyết áp, ống nghe, ECG, thông khí, phân tích khí Oxy, CO2, nhiệt kế... tối thiểu phải có huyết áp & ống nghe). Các gối chèn, dây buộc đủ chặt mà không gây tổn thương thần kinh & tuần hoàn, ánh sáng vừa phải, không chiếu đèn thẳng vào người & mặt BN cho tới khi đã mê hoặc bắt đầu phẫu thuật

Tư thế trên bàn mổ liên quan đến loại phẫu thuật

Có khoảng 21 tư thế chính:

  1. nằm ngửa;
  2. ngửa đầu cao (Fowler's);
  3. Ngửa đầu thấp (Trendelenburg);
  4. Ngửa đầu cao-cổ ưỡn cong (mổ bướu);
  5. Ngửa thắt lưng nâng (mổ túi mật, bàng quang);
  6. Nằm sấp;
  7. Sấp đầu cao;
  8. Sấp đầu thấp;
  9. Sấp-khung chậu nâng cao;
  10. Sấp chân thấp;
  11. Sấp đầu thấp;
  12. Ngửa chân cao (mổ lấy sỏi thận);
  13. Ngửa chân cao đầu thấp (mổ lấy sỏi thận);
  14. Ngồi;
  15. Nửa ngồi;
  16. Sấp nghiêng trái;
  17. Sấp nghiêng phải;
  18. Nghiêng lưng ưỡn;
  19. Nghiêng thắt lưng nâng cao (mổ thận);
  20. Nghiêng trái đầu cao;
  21. Nghiêng phải đầu thấp.

Tư thế ít ảnh hưởng nhất tới hô hấp & tuần hoàn là nằm ngửa, tay dọc theo thân & nếu phải dang thì không bao giờ quá 90 độ hoặc bị treo hay rơi khỏi bàn làm tổn thương tới dây TK.

Khi thay đổi tư thế rất dễ tụt huyết áp. Một số phương pháp ngăn ngừa các bất lợi do tư thế mổ:

  • Với tư thế Trendelenburg - thường làm giảm dung tích hô hấp 15% - 24%, tím mặt, cổ & tổn thương thần kinh; do đó cần thường xuyên thay đổi & trợ giúp vùng vai (tránh tổn thương đám rối thần kinh); vùng gối (bầm máu); đỡ vùng mào chậu bằng dụng cụ; dễ suy giảm tuần hoàn, ứ đọng tĩnh mạch, tăng đờm dãi.
  • Tư thế nằm sấp - giảm hô hấp 10%, kê gối dưới mỗi vai & cái khác dưới khung chậu để tránh cản trở hô hấp & tuần hoàn tĩnh mạch về; ống NKQ có cuff giúp tránh trào ngược; người béo rất không phù hợp với tư thế này; khó điều khiển & kiểm soát đường thở; lật BN khi còn chưa tỉnh dễ làm tổn thương xương sọ & cổ.
  • Tư thế mổ sỏi - hạn chế hô hấp 18%, hai chân không cùng mặt phẳng làm căng dây chằng khung chậu, gai mào chậu tỳ thẳng xuống bàn mổ, dây chằng ép chặt dễ vỡ tĩnh mạch; nên dùng gối hình yên ngựa đặt giữa hai chân để khắc phục bất lợi của tư thế.
  • Tư thế nghiêng - hạn chế hô hấp 12%, có thể phối hợp làm giảm huyết áp. Nâng nhẹ hai chân (khoảng 10 độ) trên giường trong giai đoạn sau mổ có thể làm giảm đáng kể tai biến tắc mạch & thuyên tắc phổi.

Cho thuốc tiền mê

Có 3 căn nguyên chính để dùng thuốc tiền mê trước khi vô cảm. Thứ nhất là an thần: làm giảm lo sợ & làm ngắn bớt giai đoạn kích thích của gây mê. Thứ hai là tác dụng cộng thêm làm tăng hiệu lực của các thuốc giảm đau, tê, mê. Thứ ba là dự phòng & ngăn chặn trước các phản ứng xấu về sinh lý & dược lý, gây ra bởi các thuốc hoặc do kỹ thuật tiến hành (như cho co mạch để chống tụt huyết áp khi tê tuỷ; atropine khi có dùng các thuốc thường kèm theo sự suy giảm dây X; cho bacbituric để giảm thiểu hoặc trung hoà đối kháng tác dụng độc của thuốc tê; lidocain để giảm kích thích tim; hạn chế hoặc ngăn ngừa sự tăng tiết dễ dẫn đến tắc nghẽn đường thở). Các thuốc thường dùng có công hiệu để tiền mê để an thần & cộng thêm tác dụng là nhóm morphine; nhóm bacbituric; nhóm trấn tính tranquilizer (benzodiazepam...)

Các thuốc dự phòng có nhóm co mạch (như ephedrrine); Nhóm atropine, scopolamine để giảm tiết & giảm tác dụng kích thích dây X, giảm phản xạ phó giao cảm. Các thuốc Bacbiturat để trung hoà thuốc tê. Lidocaine để giảm kích thích tim. Thuốc kháng histamine để giảm & ngăn ngừa các phản ứng dị ứng.

Quá trình vô cảm

Kiểm soát chắc chắn đường thở (phải hút thường xuyên & sạch máu, chất tiết, dị vật ứ đọng trong đường thở); luôn bảo đảm thông suốt đường thở (từ việc đặt nâng lưỡi tới mở khí quản nếu phù hoặc phát triển khối máu tụ trong họng hầu...); dự phòng, hạn chế chấn thương. Những sai sót nhỏ của người gây mê thường để lại những tổn thương cho bệnh nhân như chấn thương môi, lợi, răng; đau họng; trầy kết mạc mắt; các vết bầm tím trên mặt, bầm máu nơi tiêm; đau lưng sau tư thế mổ lấy sỏi; nôn & mửa.

  1. đổi u